Danh sách bài viết

Tìm thấy 25 kết quả trong 0.56385898590088 giây

Đề thi Giữa Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 10 (Đề số 8)

Lịch sử

Đề thi Giữa Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 10 (Đề số 8)

Đề thi Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 9 (Đề số 8)

Lịch sử

Đề thi Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 9 (Đề số 8)

Đề thi Giữa kì 2 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 9 (Đề số 8)

Lịch sử

Đề thi Giữa kì 2 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 9 (Đề số 8)

Đề thi Học kì 2 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 9 (Đề số 8)

Lịch sử

Đề thi Học kì 2 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 9 (Đề số 8)

Đề thi Giữa Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 8)

Lịch sử

Đề thi Giữa Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 8)

Đề thi Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 8)

Lịch sử

Đề thi Học kì 1 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 8)

Đề thi Giữa kì 2 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 8)

Lịch sử

Đề thi Giữa kì 2 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 8)

Đề thi Học kì 2 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 8)

Lịch sử

Đề thi Học kì 2 - Năm học 2022 - 2023 - Bài thi môn: Lịch sử lớp 8 (Đề số 8)

Đề thi Giữa kì 2 Năm học 2022 - 2023 Bài thi môn: Vật lí lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 8)

Vật lý

Bộ 100 Đề thi Vật lí lớp 12 năm học 2022 - 2023 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Vật lí 12.

Đề thi Giữa kì 2 Năm học 2022 - 2023 Bài thi môn: Vật lí lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 8)

Vật lý

Bộ 100 Đề thi Vật lí lớp 12 năm học 2022 - 2023 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Vật lí 12.

Đề thi Giữa kì 2 Năm học 2022 - 2023 Bài thi môn: Vật lí lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 8)

Vật lý

Bộ 100 Đề thi Vật lí lớp 12 năm học 2022 - 2023 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Vật lí 12.

Đề thi Ngữ Văn 12 - Đề số 8 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1

Văn học

Đề thi Ngữ Văn 12 - Đề số 8 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1

Đề thi Ngữ Văn 12 - Đề số 8 - Đề kiểm tra 45 phút kì I

Văn học

Đề thi Ngữ Văn 12 - Đề số 8 - Đề kiểm tra 45 phút kì I

Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 12 - Đề số 8

Văn học

Đề kiểm tra giữa học kì I, Ngữ văn 12, Đề số 8

Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 12 - Đề số 8

Văn học

Đề kiểm tra giữa học kì II Ngữ văn 12 - Đề số 8

Đề ôn tập học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 8

Văn học

Đề ôn tập học kì 2 Ngữ văn 12 - Đề số 8

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 8

Văn học

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 8

Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 12

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 1: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc là A. đới rừng nhiệt đới gió mùa. B. đới rừng nhiệt đới. C. đới rừng xích đạo.  D. đới rừng gió mùa cận xích đạo. Câu 2: Vùng đất ngoài đê ở đồng bằng sông Hồng là nơi A. được canh tác nhiều nhất.  B. thường xuyên được bồi đắp phù sa. C. có nhiều ô trũng ngập nước. D. không được bồi đắp phù sa hàng năm. Câu 3: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là A. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. B. rừng cận xích đạo gió mùa. C. rừng xích đạo gió mùa.  D. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.  Câu 4: Tính chất nào sau đây không phải là đặc điểm của sông ngòi Duyên hải miền Trung? A. Lũ lên, xuống chậm và kéo dài.  B. Dòng sông ngắn và dốc. C. Mùa khô lòng sông cạn và nhiều cồn cát. D. Chế độ nước thất thường. Câu 5: Căn cứ vào Atlat trang 10, hãy cho biết con sông nào có diện tích lưu vực lớn nhất nước ta? A. Sông Thái Bình. B. Sông Đồng Nai. C. Sông Mê Công. D. Sông Hồng. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết thung lũng sông có hướng vòng cung theo hướng núi là A. sông Mã.                        B. sông Đà. C. sông Chu.                       D. sông Cầu. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long ? A. Đất phù sa sông.             B. Đất xám. C. Đất phèn.                        D. Đất mặn. Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ là A. gió Tây Nam. B. gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới. C. gió Đông Bắc. D. gió Đông Bắc cùng với dải hội tụ nhiệt đới.    Câu 9: Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai hệ thống sông lớn là A. sông Hồng và sông Cả. B. sông Hồng và sông Mã. C. sông Cả và sông Mã. D. sông Đà và sông Lô. Câu 10: Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là A. vịnh Thái Lan. B. duyên hải Nam Trung Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. vịnh Bắc Bộ.  Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết lượng mưa cao nhất của TP. Hồ Chí Minh là vào tháng mấy? A. Tháng V.    B. Tháng IX. C. Tháng III. D. Tháng VI. Câu 12: Sự khác nhau về thiên nhiên giữa vùng núi  Đông -Tây chủ yếu là do A. gió mùa Đông Bắc. B. kinh tuyến. C. tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi. D. độ cao của núi và sự hoạt động của gió mùa. Câu 13: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ không có đặc điểm nào sau đây ? A. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc giảm, tính chất nhiệt đới tăng. B. Địa hình cao, các dãy núi xen kẽ, dải đồng bằng thu hẹp. C. Có các thung lũng sông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. D. Khí hậu cận xích đạo gió mùa, có hai mùa rõ rệt khô và mưa. Câu 14: Thiên nhiên vùng núi nào sau đây mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa? A. Vùng núi cao Tây Bắc. B. Vùng núi Trường Sơn. C. Vùng núi thấp Tây Bắc. D. Vùng núi Đông Bắc. Câu 15: So với các nước cùng một vĩ độ, nước ta có nhiều lợi thế hơn hẳn về A. trồng được lúa, ngô, khoai. B. phát triển cây cà phê, cao su. C. trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới.     D. trồng được nho, cam, ô liu, chà là, thuốc lá… như Tây Á.     Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta vừa giáp với Lào vừa giáp với Trung Quốc ? A. Nghệ An.                B. Điên Biên.  C. Hòa Bình.                D. Sơn La. Câu 17: Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là A. hệ sinh thái rừng rậm thường xanh quanh  năm. B. hệ sinh thái rừng nhiệt đới khô lá rộng và xa van, bụi gai nhiệt đới. C. hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao. D. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit. Câu 18: Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa không có loại rừng nào sau đây ? A. Rừng gió mùa nửa rụng lá.   B. Rừng thường xanh trên đá vôi. C. Rừng lá kim trên đất feralit đỏ vàng.  D. Rừng thưa khô rụng lá Câu 19: Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, vì phía Bắc A. gần chí tuyến  B. có một mùa hạ có gió fơn Tây Nam. C. có một mùa đông lạnh.  D. gần chí tuyến, có một mùa đông lạnh. Câu 20: Theo công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 thì vùng đặc quyền kinh tế của nước ta rộng 200 hải lí được tính từ A. đường cơ sở trở ra.   B. giới hạn ngoài của vùng lãnh hải trở ra. C. vùng có độ sâu 200m. D. ngấn nước thấp nhất của thuỷ triều trở ra. Câu 21: Phát biểu nào không đúng khi nói về đai ôn đới gió mùa trên núi ? A. Nhiệt độ mùa đông dưới 5oC. B. Có tính chất khí hậu ôn đới. C. Quanh năm nhiệt độ dưới 150C. D. Mưa nhiều độ ẩm tăng. Câu 22: Việt Nam có đường biên giới cả trên đất liền và trên biển với nước nào sau đây ? A. Lào, Campuchia. B. Trung Quốc, Lào, Camphuchia. C. Thái Lan, Campuchia. D. Trung Quốc, Campuchia.  Câu 23: Tác động của gió mùa Đông Bắc mạnh nhất diễn ra ở A. Tây Nguyên.                B. Đông Bắc. C. Tây Bắc.                       D. Bắc Trung Bộ. Câu 24: Điểm khác chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là A. thủy triều xâm nhập đồng bằng về mùa cạn. B. địa hình bị chia cắt thành nhiều ô ruộng. C. hệ thống kênh rạch chằng chịt.  D. diện tích rộng hơn đồng bằng sông Cửu Long.  Câu 25: Việt Nam vừa gắn với lục địa vừa thông ra đại dương nào ? A. Gắn với lục địa Á - Âu và thông ra Đại Tây Dương. B. Gắn với lục địa Á - Âu thông ra Thái Bình Dương. C. Gắn với  một phần lục địa Phi thông ra Thái Bình Dương. D. Gắn với lục địa Á - Âu và thông ra Ấn Độ Dương. Câu 26: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là A. có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc - Đông Nam. B. có địa hình cao nhất cả nước.                       C. địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích. D. gồm các dảy núi song song và so le.            Câu 27: Khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc không có đặc điểm nào sau đây? A. Có 2 - 3 tháng nhiệt độ dưới 180C. B. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. C. Biên độ nhiệt năm thấp, có mùa đông lạnh.  D. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn. Câu 28: Điểm giống nhau của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là A. có nhiều khối núi cao đồ sộ. B. nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. C. đồi núi thấp chiếm ưu thế. D. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên rộng lớn. Câu 29: Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông lớn nào sau đây? A. Sông Hồng và sông Đà.  B. Sông Hồng với sông Chảy. C. Sông Đà và sông Mã.  D. Sông Đà với sông Lô. Câu 30: Đặc điểm nào sau đây không phải của đồng bằng ven biển Miền Trung ? A. Được hình thành do các sông bồi đắp B. Hẹp ngang, được chia thành ba dải. C. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. D. Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng. Câu 31: Nhiệt độ các tỉnh miền Bắc thấp vào mùa đông so với miền Nam vì: A. Miền Bắc nằm xa Xích đạo nên lạnh. B. Miền Bắc có nhiều núi cao. C. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh.  D. Miền Bắc hay có tuyết rơi. Câu 32: Độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn miền Nam vì: A. Miền Bắc có nền nhiệt thấp hơn miền Nam. B. Miền Bắc có nền nhiệt cao hơn miền Nam. C. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ thấp hơn. D. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ cao hơn. Câu 33: Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là A. giá trị về kinh tế B. sự tác động của con người. C. hướng nghiêng.  D. độ cao và hướng núi. Câu 34: Cho bảng số liệu: Sự biến động diện tích rừng qua một số năm A. cột.                          B. tròn. C. kết hợp.                   D. đường. Câu 35: Hai bể dầu lớn nhất ở thềm lục địa nước ta là A. bể Cửu Long Bể Sông Hồng.  B. bể Nam Côn Sơn và bể Cửu Long. C. bể Sông Hồng và Bể Trung Bộ.  D. bể Thổ Chu - Mã Lai. Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, hãy cho biết loại rừng nào chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta ? A. Rừng tre nứa.  B. Rừng trồng. C. Rừng trên núi đá vôi. D. Rừng kín thường xanh.        Câu 37: Gió phơn Tây Nam chủ yếu hoạt động ở khu vực nào sau đây ? A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.  B. Bắc Trung Bộ và phần nam của Tây Bắc. C. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 38: Cho bảng số liệu: Cơ cấu diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng trong tổng diện tích rừng của nước ta qua hai năm (đơn vị %) A. miền.                              B. cột.   C. đường.                           D. tròn. Câu 39: Vai trò quan trọng của Biển Đông đối với khí hậu Việt Nam là A. làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết. B. làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.         C. gây fơn cho nhiều vùng núi nước ta.  D. làm tăng tính nóng bức trong mùa hè. Câu 40: Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở ? A. Nam Trung Bộ.              B. Nam Bộ. C. Bắc Trung Bộ.                D. Bắc Bộ.  

Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 10

Trái đất và Địa lý

Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 điểm) Câu 1: Các dòng biển nóng thường có hướng chảy: A. Từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp B. Bắc – Nam C. Từ vĩ độ thấp về vĩ độ cao D. Nam – Bắc Câu 2: Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ sẽ giảm: A. 0,6°C                      B. 1°C C. 1,6°C                      D. 0,06°C Câu 3: Khi nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến khí áp: A. Chỉ giảm khi nhiệt độ tăng lên chưa đạt đến 30°C B. Không tăng, không giảm C. Tăng lên D. Giảm đi Câu 4: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác: A. Các khối khí được chia thành kiểu lục địa và hải dương là dựa vào các đặc tính về nhiệt độ của nó B. Mỗi bán cầu trên Trái Đất có bốn khối khí chính C. Các khối khí có sự phân bố theo vĩ độ tương đối rõ D. Khối khí xích đạo chỉ có kiểu hải dương do tỉ lệ diện tích lục địa ở khu vực xích đạo rất ít Câu 5: Toàn bộ các loại thực vật khác nhau sinh sống trên một vùng rộng lớn được gọi là: A. Hệ thực vật                    B.  Nguồn nước C. Thảm thực vật                D.  Rừng Câu 6: Sóng thần là: A. Sóng do các thần linh tạo ra theo quan điểm của một số tôn giáo B. Do mẹ thiên nhiên nổi giận C. Sóng cao dữ dội, khoảng 20 – 30m D. Sóng xuất hiện bất thần Câu 7: Giới hạn dưới của sinh quyển là: A. Đáy đại dương (ở đại dương) và đáy của tầng phong hóa (ở lục địa) B. Độ sâu 11km C. Giới hạn dưới của lớp vỏ Trái Đất D. Giới hạn dưới của vỏ lục địa Câu 8: Sông có chiều dài lớn nhất Thế Giới là: A.  Sông Nin B.  Sông Amadôn C.  Sông Trường Giang D.  Sông Missisipi Câu 9: Hãy tính độ cao h của đỉnh núi (đơn vị: km) ? Biết rằng: Bên sườn A của núi có gjó từ biển mang không khí ẩm từ biển thổi đến, gây mưA.  Gió này vượt qua đỉnh núi, khi qua sườn B của núi: trở nên nóng khô. Nhiệt độ: dưới chân núi thuộc sườn A là 25°c và dưới chân núi thuộc sườn B là 45°C. A.  3                           B.  4 C.  5                            D.  6 Câu 10: Hướng thổi thường xuyên của gió Tây ôn đới ở 2 bán cầu là: A. Tây Nam ở cả 1 bán cầu B. Tây Nam ở bán cầu Bắc và Tây Bắc ở bán cầu Nam C. Tây Bắc ở bán cầu Bắc và Tây Nam ở bán cầu Nam D. Tây Bắc ở cả 2 bán cầu Câu 11: Frông khí quyển là: A. Mặt tiếp xúc với mặt đất của 1 khối khí B. Mặt tiếp xúc giữa 1 khối khí hải dương với 1 khối khí lục địa C. Mặt tiếp xúc của 2 khối khí có nguồn gốc khác nhau D. Mặt tiếp xúc giữa 2 khối không khí ở vùng ngoại tuyến Câu 12: Vào thời gian đầu đông nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí: A. Địa cực lục địa  B. Ôn đới lục địa C. Ôn đới hải dương D. Chí tuyến lục địa Câu 13: Dao động thủy triều lớn nhất khi: A. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng B. Trái Đất nằm ở vị trí gần Mặt Trời nhất C. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm trên cùng một mặt phẳng D. Bán cầu bắc ngã về phí Mặt Trời Câu 14: Dải hội tụ nhiệt đới hình thành từ 2 khối khí: A. Chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa  B. Chí tuyến hải dương và xích đạo C. Chí tuyến lục địa và xích đạo D. Bắc xích đạo và Nam xích đạo Câu 15: Ở vùng ôn đới lạnh, sông thường lũ lụt vào lúc : A. Mùa hạ là mùa mưa nhiều B.  Mùa thu là mùa bắt đầu có tuyết rơi C. Mùa đông là mùa mưa nhiều D.  Mùa xuân là mùa tuyết tan Câu 16: Do mất hết hơi ẩm ở sườn đón gió → qua bên sườn đón gió, không khí trở nên khô và cứ xuống 100 mét: t°c lại tăng: A. 0,4°C                              B. 0,6°C C. 0,8°C                              D. 1°C Câu 17: Frông ôn đới(FP) là frông hình thành do sự tiếp xúc của 2 khối khí: A. Ôn đới lục địa và ôn đới hải dương B. Địa cực và ôn đới C. Ôn đới và chí tuyến D. Địa cực lục địa và địa cực hải dương Câu 18: Quyển chứa toàn bộ sự sống của trái đất gọi là: A. Thạch quyển B. Sinh quyển C. Thổ nhưỡng quyển D. Khí quyển Câu 19: Nguyên nhân chủ yếu gây nên sóng thần là: A. Núi lửa phun dưới đáy biển  B. Động đất dưới đáy biển C. Bão lớn D. Gió mạnh Câu 20: Khi trong lục địa hình thành áp cao, ngoài đại dương hình thành áp thấp → Gió từ lục địa thổi ra đại dương gọi là loại gió gì ? A. Gió mùa: mùa hạ B. Gió mùa: mùa đông C. Gió đất D. Gió biển Câu 21: Câu nào dưới đây không chính xác: A. Sóng biển là hình thức giao động của nước biển theo chiều thẳng đứng B. Sóng biển là hình thức giao động của nước biển theo chiều nằm ngang C. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng thần là do động đất dưới đáy biển D. Nguyên nhân chủ yếu của sóng biển và sóng bạc đầu là gió Câu 22: Không khí nằm 2 bên của Frông có sự khác biệt cơ bản về: A. Tốc độ di chuyển B. Độ dày C. Thành phần không khí  D. Tính chất vật lí Câu 23: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác: A. Gió thường xuất phát từ các áp cao B. Hai đai áp cao được ngăn cách với nhau bởi 1 đai áp thấp C. Trên Trái Đất có 7 đai khí áp chính D. Các đai khí áp phân bố liên tục theo các đường vĩ tuyến Câu 24: Khối khí chí tuyến lục địa được kí hiệu là: A. Tc                                     B. TC C. Tm                                    D. TM Câu 25: Trong số các nhân tố tự nhiên, nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phân bố của các thảm thực vật trên thế giới là: A. Đất                               B. Nguồn nước C. Khí hậu                         D. Địa hình Câu 26: Giới hạn phía trên của sinh quyển là: A. Giới hạn trên tầng đối lưu B. Nơi tiếp giáp tầng ôdôn C. Nơi tiếp giáp tầng iôn D. Đỉnh Evơret Câu 27: Sự phân bố thực vật và đất theo độ cao chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố: A. Nhiệt độ và độ ẩm không khí. B.  Nhiệt độ và áp suất không khí. C. Độ ẩm không khí và áp suất không khí. D.  Nhiệt độ và thời gian chiếu sáng. Câu 28: Thủy triều lớn nhất khi nào ? A. Trăng tròn B. Trăng Khuyết C. Không Trăng D. Trăng Tròn hoặc không trăng II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị so sánh và nhận xét về độ che phủ rừng của nước ta qua các năm

Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Địa lí 11

Trái đất và Địa lý

Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1.Trong cơ cấu GDP của các nước đang phát triển A. khu vực II có tỉ trọng nhỏ nhất B. khu vực III có tỉ trọng lớn thứ hai C. khu vực I có tỉ trọng nhỏ nhất D. khu vực I có tỉ trọng cao nhất Câu 2. Ý nào sau đây không phải là biểu hiện về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nước phát triển? A. Đầu tư nước ngoài nhiều B. Dân số đông và tăng nhanh C. GDP bình quân/người cao B.chỉ số phát triển của con người cao Câu 3. Các tổ chức tài chính nào sau đây ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu? A. ngân hàng Châu Âu,quỹ tiền tệ quốc tế  B. ngân hàng Châu Âu, ngân hàng Châu Á C. ngân hàng thế giới, quĩ tiền tệ quốc tế  D. ngân hàng Châu Á, quĩ tiền tệ quốc tế Câu 4.Toàn cầu hóa kinh tế bên cạnh những thuận lợi,còn có những mặt trái đặc biệt là A. sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế B. sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau C. các nước phát triển gặp nhiều khó khăn D. ít phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế Câu 5. Dân số già đã dẫn tới hậu quả nào sau đây? A. thất nghiệp và thiếu việc làm B. thiếu hụt nguồn lao động cho đất nước C. gây sức ép đến tài nguyên,môi trường D. tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt Câu 6. Tại sao đa số các nước Châu Phi đều nghèo nàn, lạc hậu? A. Do sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân B. Do thiên tai xảy ra liên tiếp C. Do tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn D. Do người dân Châu Phi có trình độ dân trí thấp Câu 7. Mĩ La Tinh có tỉ lệ dân cư đô thị rất cao (năm 2013 gần 79%),nguyên nhân chủ yếu là do A. chiến tranh ở các vùng nông thôn B. công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh C. dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm D. điều kiện sống ở thành phố của Mĩ La Tinh rất thuận lợi Câu 8. Điểm giống nhau về mặt xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á là A. đông dân và gia tăng dân số cao B. xung đột sắc tộc, tôn giáo và khủng bố C. phần ít dân cư theo đạo Hồi D. phần lớn dân số sống ở nông thôn Câu 9. Tại sao khu vực Trung Á thừa hưởng được nhiều giá trị văn hóa của phương Đông và phương Tây? A. Vì nằm giữa Châu Âu và Châu Á B. Vì “con đường tơ lụa” đi qua khu vực này C. Vì chiến tranh giữa Thiên chúa giáo và Hồi giáo đã xảy ra ở khu vực này D. Vì có sự giao lưu giữa Phật giáo và Thiên chúa giáo Câu 10. Thế mạnh về thủy điện của Hoa Kì tập trung ở vùng nào? A. Vùng phía Tây và vùng phía Đông B. Vùng phía Đông và vùng trung tâm C. Vùng trung tâm và bán đảo Alaxca D. Bán đảo Alatxca và quần đảo Ha-oai Câu 11. Ý nào sau đây không đúng về thuận lợi chủ yếu để phát triển kinh tế của Hoa Kì? A. Tài nguyên thiên nhiên giàu có  B. Nguồn lao động kĩ thuật dồi dào C. Nền kinh tế không bị chiến tranh tàn phá   D. Phát triển từ một nước tư bản lâu đời Câu 12. Ngành công nghiệp chiếm phần lớn giá trị hàng xuất khẩu của Hoa Kì là? A. Chế biến  B. Khai khoáng C. Điện lực   D. Cung cấp nước, gas và khí Câu 13.Cộng đồng than và thép Châu Âu ra đời năm nào? A. 1951                       B. 1957  C. 1967                        D. 1958 Câu 14.Biểu hiện nào chứng tỏ EU là tổ chức kinh tế hàng đầu thế giới? A. Dân số gấp 1,6 lần Hoa Kì B. GDP vượt Hoa Kì và chiếm tới 37,7 % trong giá trị xuất khẩu thế giới C. Số dân đạt gần 507,9 triệu người D. Số dân gấp 4 lần Nhật Bản Câu 15. Cho bảng số liệu sau: Tuổi thọ TB của các châu lục và thế giới năm 2010 và 2014(đơn vị:tuổi) A. Dân số thế giới có tuổi thọ trung bình không biến động. B. Dân số châu Phi có tuổi thọ trung bình thấp nhất thế giới . C. Tuổi thọ trung bình của châu Phi tăng chậm hơn châu Âu. D. Dân số các châu lục có tuổi thọ trung bình là như nhau. Câu 16.Cho bảng số liệu sau: Tỉ lệ dân số các châu lục trên thế giới năm 2005 và 2014 A. biểu đồ cột    B. biểu đồ kết hợp C. biểu đồ đường  D. biểu đồ tròn II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)  Câu 1 (3 điểm) -   Chứng minh rằng EU là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới?(1 điểm) -   Hãy cho biết những thay đổi trong ngành công nghiệp của Hoa Kì?.Giải thích tại sao có sự thay đổi đó.( 2 điểm)  Câu 2(3 điểm) Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu GDP, số dân của Hoa kỳ và một số nước trên thế giới năm 2014 (%) -Rút ra nhận xét gì?  

Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 - Địa lí 10

Trái đất và Địa lý

Đề bài I. Trắc nghiệm (7đ) Câu 1: Yếu tố nào sau đây có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của ngành giao thông vận tải đường biển? A.  do nhu cầu về tài nguyên, nguyên liệu sản xuất. B. do sự phát triển của nền kinh tế. C. do sự mở rộng buôn bán quốc tế.  D. do quan hệ quốc tế mở rộng. Câu 2: Nhóm nước nào có tỉ trọng các ngành dịch vụ chiếm trên 60% GDP ? A. nhóm nước đang phát triển.  B. Nhóm nước phát triển. C. nhóm nước công nghiệp mới. D. Nhóm nước phát triển và các nước công nghiệp mới. Câu 3: Ảnh hưởng sâu sắc nhất tới hoạt động của các phương tiện gia thông vận tải là A. Dân cư và lao động.   B. cơ sở hạ tầng.  C. địa hình. D. khí hậu và thời tiết. Câu 4: Chiếm sản lượng điện nhiều nhất thế giới hiện nay là quốc gia nào? A. Trung Quốc.   B. Nhật Bản.    C. Hoa Kì. D. Pháp. Câu 5: Sản phẩm nào được vận chuyển nhiều nhất trên các tuyến vận chuyển đường biển quốc tế? A. lương thực, thực phẩm.   B. khoáng sản. C. các sản phẩm của dầu mỏ.  D. máy móc công nghiệp. Câu 6: Những nước có ngành giao thông đường sông hồ phát triển mạnh nhất là A. Nhật Bản, LB Nga, Canada.     B. Hoa Kì, LB Nga, Nhật Bản. C. Hoa Kì, LB Nga, Trung Quốc. D. Hoa Kì, LB Nga, Canada. Câu 7: Nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người là? A. các loại khoáng sản.   B. khí hậu và thời tiết. C. phương thức sản xuất.   D. tài nguyên thiên nhiên. Câu 8: Mạng lưới đường sắt có mật độ cao nhất ở A. châu Âu và đông bắc Hoa Kì.      B. châu Á và châu Âu. C. Đông bắc Hoa Kì và châu Á.       D. Đông bắc Hoa Kì và châu Úc. Câu 9: ‘’Tốc độ nhanh nhất, cước phí đắt nhất, gây ô nhiễm môi trường khí’’ là đặc điểm của ngành vận tải A. đường sắt.    B. đường ô tô.    C. đường hàng không.  D. đường biển. Câu 10: Nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải là A. kinh tế-xã hội.  B. dân cư.                      C. tự nhiên.    D. cơ sở hạ tầng. Câu 11: Khu vực nào trên thế giới có trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất? A. Khu vưc Trung Đông.     B. Khu vực Đông Âu. C. Khu vực Châu Phi.  D. Khu vực Đông Nam Á. Câu 12: Đường ray và đầu máy hơi nước ra đời vào thời gian nào ? A. đầu thế kỉ 18.    B. cuối thế kỉ 18.            C. Đầu thế kỉ 19.   D. cuối thế kỉ 19. Câu 13: Loại hình giao thông vận tải nào gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất? A. đường sông hồ. B. đường biển.              C. đường sắt.     D. đường ô tô. Câu 14: Ngành công nghiệp nào mà không tiêu hao nhiều nhiên liệu, ít gây ô nhiễm môi trường và không cần diện tích rộng? A. Công nghiệp hóa chất B. Công nghiệp luyện kim C. Công nghiệp cơ khí      D. Công nghiệp điển tử - tin học Câu 15: Chiếm khối lượng vận chuyển lớn nhất là ngành vận tải A. đường sắt.    B. đường ô tô.    C. đường sông hồ. D. đường biển. Câu 16: ‘’Hiệu quả kinh tế cao ở cự li vận chuyển ngắn và trung bình, dễ phối hợp với các phương tiện vận tải khác’’ là đặc điểm của loại hình vận tải A. đường sắt.  B. đường ô tô.   C. đường sông hồ.  D. đường biển. Câu 17: Ngành công nghiệp nào sau đây được xem là tiền đề của tiến bộ khoa học – kĩ thuật? A. Công nghiệp luyện kim màu.    B. Công nghiệp luyện kim đen. C. Công nghiệp hóa chất.    D. Công nghiệp năng lượng. Câu 18: Đội tàu buôn lớn nhất hiện nay thuộc quốc gia nào? A. Hoa Kì.   B. Nhật Bản.  C. Anh.        D. Pháp. Câu 19: Việc buôn bán giữa 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới được thực hiện chủ yếu bằng loại hình đường nào? A. đường ô tô.      B. đường hàng không.   C. đường sông hồ.        D. đường biển. Câu 20: ‘’Chở được hàng nặng, đi xa, tốc độ nhanh, giá rẻ’’ là đặc điểm của loại hình vận tải A. đường sắt.    B. đường ô tô.    C. đường biển.    D. đường sông hồ. Câu 21: Kênh Panama nối liền 2 đại đương nào? A. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương B. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. C. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.   D. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. Câu 22: Than có nhiều loại khác nhau nhưng loại nào có trữ lượng nhiều nhất trên thế giới? A. Than đá.    B. Than bùn.  C. Than mỡ.      D. Than nâu. Câu 23: Các ngành dịch vụ tiêu dùng được phân bố và phát triển mạnh khi được gắn bó mật thiết với A. Khu công nghiệp tập trung.    B. vùng phân bố dân cư. C. Vùng sản xuất nguyên liệu.     D. vùng công nghiệp. Câu 24: Nhóm nước nào tập trung nhất ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ? A. Các nước ở trung cận đông.    B. Các nước đang phát triển. C. Các nước công nghiệp mới. D. Các nước phát triển. Câu 25: Các nước nào đang kiểm soát thị trường thương mại toàn cầu? A. các nước tư bản phát triển.   B. Các nước đang phát triển. C. các nước công nghiệp mới.      D. các nước xã hội chủ nghĩa.. Câu 26: Sự hạn chế của tài nguyên thiên nhiên được thể hiện rõ nhất ở loại tài nguyên nào? A. tài nguyên đất.  B. tài nguyên nước. C. tài nguyên khoáng sản.     D. tài nguyên thủy sản. Câu 27: 26. Những nước nào là cường quốc hàng không trên thế giới? A. Hoa Kì, Liên Bang Nga, Anh, Hàn Quốc. B. Hoa Kì, Liên Bang Nga, Anh, Ấn Độ. C. Hoa Kì, Liên Bang Nga, Trung Quốc, Anh. D. Hoa Kì, Liên Bang Nga, Anh, Pháp. Câu 28: Quốc gia có hệ thống đường ống dài và dày đặc nhất thế giới là A. Trung Quốc. B. Hoa Kì C. Liên Bang Nga. D. Iran II. Tự luận (3đ) Cho bảng số liệu sau: Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của một số nước trên thế giới năm 2004. (đơn vị: tỉ USD) a. Tính kết quả và điền vào bảng trên. b. Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của các nước trên.

Đề số 8 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết dừa được trồng nhiều ở các tỉnh nào sau đây? A. Phú Yên, Bình Thuận. B. Quảng Ngãi, Bình Định. C. Phú Yên, Bình Định.    D. Khánh Hòa, Ninh Thuận. Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là A. Kon Ka Kinh.               B. Lang Biang.  C. Chư Yang Sin.             D. Ngọc Linh. Câu 3: Đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm là A. phân bố đô thị đều giữa các vùng.    B. quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh. C. trình độ đô thị hóa thấp.   D. tỉ lệ dân thành thị giảm. Câu 4: Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là A. núi cao.                   B. đồi núi thấp. C. đồng bằng.              D. núi trung bình. Câu 5: Châu lục có tuổi thọ trung bình của người dân thấp nhất thế giới là A. châu Á.                   B. châu Mĩ. C. châu Âu.                  D. châu Phi. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, lưu vực sông có diện tích lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là A. sông Cả.                  B. sông Chu. C. sông Gianh.              D. sông Bến Hải. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, tỉnh ở Tây Nguyên không giáp với Lào hoặc Campuchia là A. Đắk Lắk.                       B. Gia Lai. C. Kon Tum.                      D. Lâm Đồng. Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc? A. Quảng Ninh.                 B. Hưng Yên. C. Bắc Giang.                    D. Bắc Ninh. Câu 9: Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu nào? A. Đồi, núi và núi lửa.   B. Núi và cao nguyên. C. Các thung lũng rộng D. Đồng bằng châu thổ rộng lớn. Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Vân Phong.                   B. Năm Căn.  C. Định An.                       D. Phú Quốc. Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ, chiếm tỉ trọng cao nhất là A. thương mại.   B. dịch vụ. C. công nghiệp và xây dựng.  D. nông, lâm, thủy sản. Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, điểm du lịch biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Đá Nhảy.                      B. Đồ Sơn.   C. Sầm Sơn.                     D. Thiên Cầm. Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích trồng cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 2000 – 2007? A. Diện tích cây hàng năm tăng liên tục. B. Diện tích cây lâu năm tăng liên tục. C. Diện tích cây lâu năm luôn lớn hơn cây hàng năm. D. Năm 2007, diện tích cây lâu năm lớn hơn gần 2,2 lần cây hàng năm. Câu 14: Loại gió nào sau đây là nguyên nhân chính tạo nên khô nóng ở Bắc Trung Bộ nước ta? A. Gió phơn Tây Nam.       B. Gió mùa Đông Bắc C. Gió mùa Tây Nam  D. Gió mùa Đông Nam Câu 15: Cho biểu đồ:     Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Tốc độ tăng trưởng tổng số dân,sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của nước ta năm 2015. B. Tốc độ tăng trưởng tổng số dân,sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của nước ta qua các năm. C. Tổng số dân,sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của nước ta năm 2015. D. Tổng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của nước ta qua các năm. Câu 16: Cho bảng số liệu: GDP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM (Đơn vị: tỉ USD) Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên? A. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới tăng giảm không ổn định. B. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc có xu hướng giảm. C. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc luôn ổn định. D. Tỉ trọng GDP của Trung Quốc ngày càng tăng. Câu 17: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng A. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III. B. giảm tỉ trọng khu vực I và III, tăng tỉ trọng khu vực II. C. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. D. tăng tỉ trọng khu vực I và III, giảm tỉ trọng khu vực II. Câu 18: Trong cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, có tỉ trọng giảm nhưng vẫn luôn giữ vai trò chủ đạo là A. khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.    B. kinh tế Nhà nước. C. kinh tế tư nhân.         D. kinh tế ngoài Nhà nước. Câu 19: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %) (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên? A. Số dân vùng nông thôn của nước ta ngày càng giảm. B. Tỉ lệ dân số nông thôn của nước ta giảm đi nhanh chóng. C. Số dân và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta không tăng. D. Sự chênh lệch tỉ lệ dân số giữa nông thôn và thành thị đang thu hẹp Câu 20: Việc làm đường hầm ô tô qua Hoành Sơn và Hải Vân ở vùng Bắc Trung Bộ góp phần A. mở rộng giao thương với nước bạn Lào. B. mở rộng giao thương với nước bạn Campuchia. C. làm tăng khả năng vận chuyển của tuyến Bắc - Nam. D. làm tăng khả năng vận chuyển của tuyến Đông - Tây. Câu 21: Khó khăn nào không phải của vùng đồng bằng sông Cửu Long? A. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền. B. Bão và áp thấp nhiệt đới. C. Thiếu nước trong mùa khô. D. Phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn. Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng? A. Tỉ trọng nhỏ hơn công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. B. Giá trị sản xuất tăng liên tục qua các năm. C. Các ngành sản xuất chính rất đa dạng. D. Tập trung dày đặc nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Câu 23: Nơi nào của Hoa Kì có đặc điểm địa hình “bao gồm các dãy núi trẻ chạy song song, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên”? A. Vùng Coóc-đi-e.  B. Dãy núi già A-pa-lat. C. Vùng Trung tâm.   D. Ven Đại Tây Dương. Câu 24: Cho biểu đồ:   Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng A. Tốc độ tăng trường GDP của Nhật Bản thấp và hầu như không biến động. B. Tốc độ tăng trường GDP của Nhật Bản không ổn định. C. Tốc độ tăng trường GDP của Nhật Bản cao hàng đầu thế giới. D. Tốc độ tăng trường GDP của Nhật Bản giảm liên tục. Câu 25: Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là A. thay thế cây lương thực.   B. nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. C. mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ. D. khai thác thế mạnh về đất đai. Câu 26: Nước ta cần phải đẩy mạnh đánh bắt xa bờ vì A. nguồn lợi hải sản ven bờ đã cạn kiệt. B. góp phần bảo vệ môi trường vùng biển. C. nước ta có nhiều ngư trường xa bờ.   D. hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ chủ quyền. Câu 27: Tài nguyên khoáng sản nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là A. dầu mỏ và khí đốt.  B. nước khoáng và vàng.  C. than đá và sắt.    D. đá vôi và than bùn. Câu 28: Để thu hút vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã A. xây dựng nhiều thành phố, làng mạc. B. thành lập các đặc khu kinh tế, khu chế xuất. C. tiến hành tư nhân hóa, cơ chế thị trường. D. tiến hành cải cách ruộng đất. Câu 29: Điều kiện nào sau đây không đúng với vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển công nghiệp? A. Cửa ngõ thông ra biển để mở rộng giao lưu với các nước. B. Giáp với đồng bằng sông Hồng, có nguồn lao động và thị trường. C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. D. Có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt phục vụ cho công nghiệp. Câu 30: Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta là A. sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.     B. phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ. C. sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp. D. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa.                  Câu 31: Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta là A. nguồn lợi thủy sản. B. điều kiện khí hậu. C. địa hình đáy biển. D. chế độ thủy văn. Câu 32: Nhân tố không đúng khi nói về thuận lợi đối với việc sản xuất muối ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. người dân có kinh nghiệm lâu đời.  B. địa hình vùng bờ biển có nhiều vũng vịnh. C. số giờ nắng và gió trong năm nhiều.  D. không có các hệ thống sông ngòi lớn. Câu 33: Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu đối với việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông, lâm nghiệp ở Đông Nam Bộ là A. thủy lợi.                 B. khí hậu.  C. giống.                    D. thị trường. Câu 34: Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là A. đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.   B. quy hoạch lại các vùng chuyên canh. C. đẩy mạnh khâu chế biến sản phẩm.  D. tìm thị trường xuất khẩu ổn định. Câu 35: Ý nào không đúng trong việc phát huy các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Ngăn chặn được các thiên tai đến với vùng. B. Nâng cao đời sống, thay đổi tập quán sản xuất của người dân. C. Bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biên giới. D. Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của vùng. Câu 36: Nhân tố quan trọng nhất khiến cho kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng trong thời gian gần đây là A. cơ sở vật chất - kĩ thuật tốt.   B. nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao. C. mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm.   D. điều kiện tự nhiên thuận lợi. Câu 37: Cho bảng số liệu: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DÂN SỐ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2015 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016, NXB Thống kê, 2017) Để thể hiện tổng số dân, số dân thành thị và tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 2000 – 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Đường.                         B. Cột. C. Kết hợp.                       D. Miền. Câu 38: Biện pháp nào không hợp lí khi sử dụng và cải tạo thiên nhiên của đồng bằng sông Cửu Long? A. Khai thác tối đa các nguồn lợi trong mùa lũ. B. Bón phân hữu cơ để nâng cao độ phì cho đất. C. Chia ô nhỏ trong đồng ruộng để thau chua, rửa mặn. D. Tìm các giống lúa chịu được đất phèn, mặn. Câu 39: Hướng nào dưới đây không đặt ra để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta? A. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. B. Xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt. C. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng. D. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ. Câu 40: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng suất lúa ở đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là A. lịch sử khai thác lâu đời.    B. trình độ thâm canh cao. C. đất đai màu mỡ.     D. cơ sở hạ tầng tốt.